Khi phải sống trong cảm giác tội lỗi một thời gian dài vì sự trì hoãn, chúng ta có thể sẽ để suy nghĩ của chúng ta thành các hướng sau:
1. Dần quen và sống chung với tội lỗi một cách bình thản, coi như đó là một phần tất yếu của cuộc sống.
2. Cảm giác tội lỗi sẽ dày vò chúng ta từng ngày, từng giờ một.. rồi đến một lúc nào đó chúng ta thấy giá trị của bản thân chúng ta trở nên rất thấp, thấp một cách thảm hại, dần dần chúng ta tự đánh giá rằng mình là kẻ rất kém cỏi. Kém cỏi vì sự trì hoãn và kém cỏi vì mình có tội mà mình không làm gì được.
Cảm giác tầm thường, kém cỏi này do chúng ta tự nhìn nhận, và đánh giá bản thân mình là không được, là không chấp nhận được.
Tự nhìn nhận bản thân kém cỏi có thể là động lực, thôi thúc chúng ta phải hành động để vượt qua được tình trạng hiện tại của bản thân hoặc làm được những điều chúng ta chưa làm được.
Nhưng tự nhìn nhận bản thân là kém cỏi cũng có thể là sự tự ti của chúng ta, chúng ta cảm thấy bản thân thiếu năng lực và kém hơn so với những người khác. Chúng ta tưởng rằng, bản thân chúng ta là thấp kém. Điều này sẽ dẫn đến sự tiêu cực là đánh giá sai lệch bản thân, tạo sự trì trệ trong công việc cho chúng ta. Trong mọi việc, chúng ta cảm thấy vì mình thấp kém, vì mình thiếu năng lực nên mình không có thể hoàn thành hoặc nếu có hoàn thành thì cũng không tốt hơn được gì so với người khác.
Người tự nhìn nhận bản thân mình là kém cỏi, tầm thường trong một thời gian dài sẽ có xu hướng co mình lại, tránh tiếp xúc với người khác, và chính vì sự cô lập bản thân lại như vậy sẽ làm cho người đó không nhận được sự hỗ trợ từ những người khác. Đó là sự cuộn mình và từ chối sự giúp đỡ từ những người khác. Vì cảm thấy kém cỏi, nên bản thân thấy rất khó có thể học tập và nâng cấp bản thân. Từ đó chúng ta từ chối việc học tập và ngày càng sa vào chấp nhận tình trạng tồi tệ này.
Cảm giác kém cỏi sẽ làm chúng ta tự phân chia ra các giai cấp, trong đó bản thân thuộc giai cấp kém cỏi sẽ phải chịu nằm ở tầng dưới cùng của xã hội. Sự phân chia giai cấp theo suy nghĩ tiêu cực này càng làm bản thân xa rời với xã hội. Từ cảm giác mình thấp kém, sẽ dẫn đến sự ganh ghét những người khác, những người mà bản thân tự xếp vào tầng lớp cao hơn mình. Sự ganh ghét đố kỵ tiêu cực sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực cho chính bản thân hoặc cho người xung quanh mình.
Quay lại cảm giác kém cỏi phát sinh khi chúng ta rơi vào vòng lẩn quẩn của trì hoãn, chúng ta sẽ thấy sự trì hoãn sẽ đem đến nhiều vấn đề phát sinh theo chiều hướng tiêu cực.
Người hay trì hoãn sẽ nhận được những đánh giá tiêu cực từ những người xung quanh, họ sẽ được gán những nhãn mác như: lười biếng, thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, suy đồi về mặt đạo đức...