Xét trong một nhóm người, hành vi lười biếng xuất hiện là dấu hiệu để phải đánh giá xem liệu hoạt động đó có thật sự có ích cho cả nhóm hay không? Hoặc nếu khi xem xét thấy nó là phù hợp, là đúng cho tất cả trừ người đó ra thì ta phải xem xét ở một góc độ khác là "Liệu người này có phù hợp để tồn tại trong nhóm hay không?"

Trả lời được câu hỏi trên thì sẽ có cơ sở để loại người này khỏi nhóm. Vì phải đứng trước 2 lựa chọn:

1. Mọi người vì một người: cả nhóm phải làm sao để người này theo được nhóm (nhóm thay đổi, điều chỉnh để người này có thể tái hòa nhập) 

2. Một người vì mọi người: người đó nên thay đổi ra sao (vận động, thuyết phục, giáo dục.. để người này theo được với nhóm) hoặc nên được đưa đến 1 nhóm khác phù hợp hơn (= đuổi khỏi nhóm)

Đó là trong hệ quy chiếu 1 nhóm người.

Giờ ta sẽ xét đến trong chính bản thân người đó.

Về cơ bản, ai cũng có thể nhận ra được đâu là lợi ích cho chính bản thân mình. Còn về lâu dài nó có phải là lợi ích hay không thì cũng phải cân nhắc lại. Nhưng cũng không thể nói đến tình huống là chính bản thân người đó cũng có thể có nhận định sai trái thì sao!?

Tương tự ở nhóm, thì ở mỗi cá thể lợi ích cũng có thể chia làm lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Nghĩa là lợi ích nó phải gắn liền với  một mốc thời gian cụ thể, hoàn cảnh cụ thể.

Hãy nói đến sự lười biếng ăn đầu tiên nhé

Lười biếng ăn ở mỗi người có thể là một trong các hành vi sau:

1. Đến giờ ăn nhưng không muốn đi ăn.

2. Đi ăn, nhưng không biết chọn món gì ăn.

3. Ăn nhưng cảm giác không ngon miệng, nên dẫn đến bỏ luôn món hoặc bỏ lại thức ăn thừa.

4. Ăn như cho có (nghĩa là cũng đi ăn, cũng chọn đại món, cũng ăn như ai ơi, cũng ăn bằng hết... nhưng lại thấy việc ăn là vô nghĩa, nhưng vẫn phải ăn).

Nói về lợi ích, chúng ta không phủ nhận ăn là có ích cho mỗi cá nhân, đúng không có gì bàn cãi về mặt nhu cầu sinh học. Có ăn thì mới có sức để làm những việc khác, hay nói cách khác là cơ thể cần năng lượng để duy trì sự sống và hoạt động.

Và ăn cũng là hoạt động lặp đi lặp lại, và con người cần  phải ăn để duy trì sự sống. Không ăn thì sẽ chết. Đó là điều hiển nhiên ai cũng suy nghĩ được.

Nhưng vấn đề nó nằm ở chỗ:

1. Không ăn thì không chết ngay được

2. Nhịn ăn 1 bữa thì cũng không làm chết người liền.

3. Đối với người tự nấu ăn thì phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ xem phải mua gì, nấu gì, khi nào nấu, nấu ra sao...

4. Đối với người đi ăn ở ngoài thì phải lựa chọn xem ăn món nào, tiền bao nhiêu...

5. Đối với người cần giảm cân thì phải lựa chọn ăn gì cho khỏi mập.

6. Đối với người cần giữ form cơ thể như đang tập gym thì ăn gì sẽ là đủ, phù hợp nhất.

...

Có rất nhiều vấn đề, để bắt đầu từ suy nghĩ ăn đến khi ăn.

Và từ đó sẽ dẫn đến sự trì hoãn, sự chán ghét, lo sợ khi ăn.

Và từ đó con người sẽ trở nên (lười) biếng ăn.

...