Như ở bài trước, lười biếng có thể được định nghĩa khi xét trong hệ quy chiếu 1 người với những những người còn lại trong một nhóm người. Và một người "được" dán nhãn mác là "lười biếng" khi họ không làm những điều mà những người còn lại trong nhóm đều làm, hay cụ thể hơn là bắt buộc phải làm.

Nhưng trong một tình huống mà việc phải làm đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho mỗi người trong nhóm thì việc làm ít hơn, hay không làm việc đó không còn được gọi là "lười biếng" nữa, mà lúc này được gọi là "ngu". Vậy vấn đề ở đây là tiêu chuẩn của sự lười biếng sẽ dựa trên những việc có ích cho số đông (đa số), là lợi ích cho số đông, chứ không phải là lợi ích cho số ít (thiểu số).

Nhưng có thật sự là lợi ích này có ích cho số đông trong nhóm hay không? Hay chỉ có lợi cho một nhóm thiểu số nắm giữ thì lại là một vấn đề khác nữa. (Sẽ phải tìm  hiểu thêm).

Vậy nếu xét trong hệ quy chiếu là nhóm người thì lười biếng sẽ được đánh dấu bằng việc làm ít hơn, hoặc làm hiệu suất thấp hơn những người còn lại trong nhóm với một việc mà được xem là có lợi ích chung cho cả nhóm.

VD: Trong 1 nhóm trong lớp họp, hành vi không tham gia vào quét dọn vệ sinh sẽ được đánh giá là lười biếng, và người đó sẽ được gắn nhãn mác là kẻ lười biếng. Vì nếu người đó không làm vệ sinh lớp thì cả nhóm bị trừ điểm.

Về lợi ích chung cho nhóm, chúng ta thấy rằng những kẻ lười biếng là những kẻ sẽ kéo nhóm đi xuống và có thể dẫn đến tan rã nhóm nếu vẫn để tình trạng trên duy trì. Vì một điều rất dễ nhận ra là khi có một mắc bệnh lười biếng thì căn bệnh này rất dễ lây lan ra. Nó bắt nguồn từ sự ganh tị giữa những người trong nhóm với nhau, tại sao anh A cứ không làm, mà tôi lại phải làm!? Tự sự ganh tị này sẽ dẫn đến sự bắt chước hành vi của anh A.Và thế là lợi ích chung cho nhóm bị giảm.

Vậy giải pháp cho trường hợp này sẽ như thế nào, khi mà có những kẻ lười biếng trong nhóm?

Sẽ có một số giải pháp:

1. Một số người khác phải làm, để gánh thay trách nhiệm này.

2. Thẳng tay đuổi kẻ lười biếng ra khỏi nhóm.

3. Vận động, làm tư tưởng để kẻ lười biếng làm việc.

4. Bỏ luôn hoạt động này.

5. Thay thể hoạt động này bằng hoạt động khác.

6. Rã luôn nhóm.

Xét trên lợi ích nhóm thì lười biếng sẽ mang ý nghĩa tiêu cực, làm trì hoãn sự phát triển của nhóm hoặc kéo nhóm đi xuống, tệ nhất là làm tan rã nhóm.

Nhưng ở một chiều khác, cũng phải đặt câu hỏi là hoạt động cho lợi ích chung có nhóm này có phải là hoạt động đem lại lợi ích chung của đa số thành viên (hay tất cả) thành viên trong nhóm hay không? Đây là điều phải xem lại đầu tiên, vì ta cần xác minh lại xem điều ta nghĩ là đúng có thật sự là đúng hay không? Vì một điều có thể là đúng trong trường hợp khác thì có thể là không đúng trong trường hợp thực tế của nhóm này. Hành vi phản kháng lại, về cố ý cũng như vô ý cũng có thể là dấu hiệu cho thấy đây có thể không phải là hoạt động đúng mà nhóm cần thực hiện vì lợi ích chung.

Và ở một góc độ khác, cũng phải xem lại xem hoạt động này có thật sự đem lại lợi ích cho cả nhóm hay chỉ đem lại lợi ích cho một số thành viên trong nhóm, và nó được phóng đại lên để mọi người lầm tưởng đây là lợi ích của cả nhóm!?

Việc phân tích đánh giá lại hoạt động và lợi ích đòi hỏi góc nhìn đa chiều và phải khách quan suy nghĩ, phân tích, đánh giá.

Và một điều có thể phải cân nhắc đến nữa là một hoạt động có thể là có ích cho cả nhóm trong giại đoạn này, chưa chắc đã là hoạt động đem lại lợi ích cho cả nhóm ở một thời điểm khác. 

Vậy tóm lại trong một nhóm người, lợi ích chung phải được xác định rõ là cho ai và khi nào.